[ Hệ Thông Kiến Thức Các Nhân Vật Trong Tác Phẩm Văn Xuối 12 ] - Nhân Vật Mỵ

Ngày 21/10/2019 16:09:23, lượt xem: 1201

[ Hệ Thông Kiến Thức Các Nhân Vật Trong Tác Phẩm Văn Xuối 12 ] - Nhân Vật Mỵ

4/ Nhân vật Mỵ
trong truyện ngắn “Vợ chồng Aphủ” của Tô Hoài
- Mỵ là một trong hai nhân vật trung tâm trong truyện ngắn “Vợ chồng Aphủ” của nhà văn Tô Hoài.
- Xuất hiện trong tác phẩm , Mỵ là một cô gái trẻ trung , có cuộc sống khổ nhục và số phận nô lệ nhưng lại tiềm tàng một sức sống và khát vọng tự do mạnh liệt. Cụ thể:
1/ Trước khi bị bắt về làm dâu trừ nợ cho thống lý Ptra,Mỵ là một cô gái :
- Trẻ trung,yêu đời, có khát vọng hạnh phúc.Cần cù lao động,hiếu thảo với cha. Có tài thổi kèn lá, được nhiều trai bản yêu mến… Lẽ ra Mỵ phải được sống hạnh phúc.
2/Từ khi Mỵ bị bắt về làm dâu trừ nợ :
a.Cuộc sống cùng khổ, bế tắc của Mỵ:
- Về thể xác :
+ Mị bị đối xử chẳng khác gì nô lệ : bị bóc lột tận cùng sức lao động (“Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì giặc đay, xe đay, đến mùa thì đi nương bẻ bắp, và dù lúc đi hái củi lúc bung ngô, lúc nào cũng gày một bó đay trong cánh tay để tước thành sợi. Bao giờ cũng thế, suốt năm suốt đời như thế. Con ngựa con trâu làm có có lúc , đêm nó còn được đúng gãi chân nhai cỏ, đàn bà con gái trong nhà này thì vùi đầu vào công việc cả đêm cả ngày”)
+ Bị A Sử đánh đập hành hạ, trói đứng.
Mị bị đẩy vào tình trạng câm lặng , “Mị tưởng mình là con trâu, con ngựa”, thậm chí còn không bằng con trâu, con ngựa.
- Về tinh thần :
+ Cuộc sống tinh thần của Mị trong nhà thống lí Pá Tra bị định đoạt bởi thần quyền (bị cúng trình ma).
+ Hôn nhân không tình yêu (Mị phải sống với A Sử- một người mà Mị không hề có tình yêu thương)
+ Mị bị giam hãm trong một không gian chật hẹp : ở trong cái buồng “ kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay, lúc nào cũng trong ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng” – căn buồng gợi lên không khí tù túng, chập hẹp như một nhà tù giam hãm cuộc đời Mị .
+ Mị mất hết cảm giác, thậm chí mất hẳn đời sống ý thức, sống mà như chết(“ lúc nào cũng cúi mặt buồn rười rượi”; “ lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”.)
=> Mị thật sự bị đẩy vào tình trạng cùng khổ về vật chất, bế tắc về tinh thần.
c. Sức sống mãnh liệt và khát vọng hạnh phúc của Mị ( qua 3 lần Mị phản kháng chống lại số phận) :
- Lần 1 : Mị định ăn lá ngón để tự tử -> ý thức về cuộc sống tủi nhục của mình> không chấp nhạn kiếp sống “ người-vật” -> Mị tìm đến cái chết như một phương tiện giải thoát chính là hành động để khẳng định lòng ham sống, khát vọng tự do của mình.
- Lần 2 : Trong đêm tình xuân,Mị muốn đi chơi:
+ Tiếng sáo gọi bạn làm Mỵ nhớ lại những tháng ngày tươi đẹp trong quá khứ .
+ Mị lấy rượu ra uống“ ừng ực từng bát”- Phải chăng Mị đang uống khát khao, mơ ước, căm hận vào lòng.
+ Khát vọng sống bừng lên trong Mị “ Mị trẻ lắm, Mị vẫn còn trẻ, Mị muốn đi chơi”.
+ Mị thấy phơi phới trở lại, đến góc nhà lấy ống mỡ xắn một miếng bỏ vào đĩa đèn cho sáng -> thắp sáng niền tin, từ giã tăm tối.
+ Mị lấy váy áo định đi chơi. Bị A Sử trói vào cột nhà, Mị vẫn thả hồn theo cuộc chơi, tâm hồn Mị cứ bồng bềnh bay theo tiếng sáo…
- Lần 3 :Đêm mùa đông, Mị cởi trói cho APhủ :
+ Chứng kiến cảnh APhủ bị hành hạ có nguy cơ phải chết, lúc đầu Mị không quan tâm “ dù APhủ có là cái xác chết đứng đấy cũng vậy thôi” -> Phải chăng đó là chứng tích của việc Mị bị đày đoạ một cách đau đớn cả về thể xác và tinh thần làm cho Mị từ một phụ nữ nhân hậu trở thành vô cảm.
+ Khi thấy “ dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã đen xám lại” của APhủ, Mị đã xúc động.Thương mình, thương người -> Mị quyết định cởi trói cho APhủ.
+ Mị đứng lặng trong bóng tối rồi chạy theo APhủ trốn khỏi Hồng Ngài với một lí do “ Ở đây thì chết mất”-> hành động tự giải thoát khỏi số phận tăm tối của Mị hoàn toàn mang tính tự phát : Cởi trói cho APhủ cũng chính là Mị đã cởi trói cho cuộc đời mình.Chấp nhận cuộc sống trâu ngựa và khao khát được sống một cuộc sống của con người ; khát vọng hạnh phúc đã giúp Mị chiến thắng số phận tăm tối.
3/ Đánh giá chung về nhân vật Mỵ:
- Cuộc đời, số phận và phẩm chất của Mỵ trong tác phẩm, tiêu biểu cho số phận, phẩm chất của người dân lao động nghèo miền núi Tây Bắc dưới sự áp bức, bóc lột của bọn phong kiến chúa đất và thực dân góp phần làm nên tư tưởng chủ đề của tác phẩm “Vợ chồng Aphủ”.
- Cũng qua nhân vật Mỵ, người đọc cảm nhận được bút pháp “biện chứng tâm hồn” hết sức tinh tế, độc đáo và điêu luyện của Tô Hoài trong việc khắc họa chân dung của những người lao động bị áp bức bằng một cái nhìn ấm áp, đầy tin yêu và trân trọng.

 

Cre: Sưu Tầm 

Tài Liệu Ôn Thi THPT Quốc Gia 2020 

Tin liên quan